BINH TAN HOUSE
Địa điểm : An Lạc, Bình Tân, Sài Gòn
Diện tích : 80m2
Chủ đầu tư : Anh Ngọc, chị Trang
Nhóm thiết kế : Nguyễn Nhỏ, Phan Trọng Hiệp, Nguyễn Thanh Hải Nam, Lê Thị Minh Châu, Nguyễn Vân Khánh
Xây dựng(a Thanh) Đá mài ( a Khanh) Nhôm kính ( anh Lộc) Cơ khí ( a Chiến)…
Nội thất : An Huy
Ánh sáng : Cosmos
Giám sát : Nguyễn Tấn Sinh
Năm hoàn thành : 2023
Nhiếp ảnh : Quang Trần
[English below]
Chúng tôi bắt đầu dự án với ký ức về những hình ảnh, câu chuyện dưới Hiên nhà truyền thống của người Việt. Những thay đổi không ngừng về quy định xây dựng do quá trình đô thị hoá hiện nay, các mái Hiên vốn dĩ quen thuộc đã dần biến mất và trở nên xa lạ trong văn hoá đô thị hiện đại. Một phần bởi sự chật chội của không gian đô thị một phần bởi dần dà tâm thức của con người đã quá bận rộn và không còn chỗ cho những giá trị xưa cũ.
Cấu trúc không gian được chúng tôi sắp xếp trên mặt cắt đồ án,các khối chức năng hình thành như các module và liên kết bằng những khoảng không gian đệm( mái Hiên) cùng giải pháp giao thông. Lớp không gian rỗng từ trên xuống như một chiếc phễu lọc, ánh sáng tự nhiên xuyên qua các layout rồi nhòe đi và chìm xuống các ngưỡng cửa, hiên nhà. Giải pháp thang máy như một ưu điểm, chúng tôi đảo ngược các khối chức năng theo phương đứng và cảm nhận được nhiều thuận lợi về việc đặt bếp ăn ở tầng trên cùng của một ngôi nhà ống.
Không gian chuyển tiếp và giao thông đóng vai trò phân vị vùng chức năng và liên kết chúng lại. Khối không gian ở tự do nhưng vẫn riêng tư khi cần, các sinh hoạt sôi nổi diễn ra phía trên và lắng đọng dần theo chiều sâu… Dưới Hiên nhà chỉ cần cụm từ đó thôi cũng đủ chứa đựng những hình dung về một không gian đầy an nhiên, thi vị và sum vầy.
.....
We started the project with memories of images and stories under the traditional eaves of Vietnamese homes. With the continuous changes in construction regulations following the ongoing urbanisation, the once familiar eaves gradually disappear and become alien in modern urban culture. Partly due to the cramped nature of urban spaces, and partly due to how busy people’s minds have become, there are hardly any room left for old values.
The spatial structure is arranged on the project’s cross-section, with functional blocks forming module-like elements, all connected by buffer spaces (eaves) and traffic solutions. The empty space from top down acts as a filtering funnel, with natural light gradually fading through the layour and sinking down to the thresholds and eaves. The elevator solution allowed us to reverse the functional blocks vertically, and gave many benefits in placing the kitchen on the top floor of a tube house.
Transitional spaces and traffic divides the functional blocks, and connects them together. Thus the living space is both free and private when necessary. with lively activities occurring above and gradually becoming more serene as they progress deeper. Under the Eaves, just the mention of this phrase is enough to evoke images of a peaceful, poetic, and harmonious living space.